Tìm kiếm
Tìm kiếm

Hướng dẫn thủ tục hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP

Facebook
Email
Print

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (“Chương trình OCOP”) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương…) và gia tăng giá trị. Chương trình OCOP giúp tập trung phát triển các sản phẩm là đặc trưng, thế mạnh, là đặc sản của các địa phương, nhằm giúp sản phẩm OCOP có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển bền vững. Trong bài viết này, ISOQ Việt Nam sẽ hướng dẫn về hồ sơ đăng ký OCOP theo quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg, ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

I. Yêu cầu về hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP

1. Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện

Do các chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất…) chuẩn bị. Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra; bao gồm:

TT Nội dung Yêu cầu
1 Yêu cầu bắt buộc
Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm – mẫu đăng ký sản phẩm mới (biểu số 01)

– mẫu đăng ký sản phẩm đã có (biểu số 02)

Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu đính kèm (biểu số 03)
Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm (biểu số 04)
Giấy đăng ký kinh doanh Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)
Sản phẩm mẫu 05 đơn vị sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ)
2 Yêu cầu tài liệu minh chứng bổ sung
Giấy đủ điều kiện sản xuất Bản sao có công chứng (đối với sản phẩm cần phải có giấy chứng nhận theo quy định hiện hành)
Công bố chất lượng sản phẩm Bản sao tài liệu, chứng minh chất lượng sản phẩm được công bố
Tiêu chuẩn sản phẩm Bản sao tài liệu, chứng minh tiêu chuẩn sản phẩm được công bố
Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố Bản sao tài liệu, chứng minh đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm… Bản sao tài liệu, chứng minh mã, tem, sở hữu thương hiệu…
Nguồn gốc nguyên liệu, liên kết chuỗi Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận, hợp đồng, hóa đơn… chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng, thỏa thuận liên kết
Bảo vệ môi trường Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh cam kết, đánh giá tác động môi trường
Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng Bản sao tài liệu: chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng minh hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn
Kế toán Bản sao tài liệu, minh chứng hoạt động kế toán của cơ sở
Phát triển thị trường, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại Bản sao tài liệu: Hợp đồng, cam kết, xác nhận về phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại…
Câu chuyện về sản phẩm Bản sao tờ rơi, hình ảnh, phim, ghi âm… minh chứng về câu chuyện của sản phẩm
Kế hoạch kiểm soát chất lượng, ghi hồ sơ lô sản xuất… Bản sao tài liệu, minh chứng về hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo từng lô sản xuất
Giải thưởng của sản phẩm, bình chọn của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế… Bản sao tài liệu, minh chứng về các thành tích, giải thưởng, bình chọn…
2. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị. Bao gồm:

– Công văn gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;

– Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện;

– Hồ sơ sản phẩm.

3. Hồ đề xuất đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia:

Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị. Bao gồm:

– Công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;

– Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh;

– Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, Giấy chứng nhận đạt sao của sản phẩm;

– Hồ sơ sản phẩm;

– Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung của cấp tỉnh (nếu có).

4. Hồ sơ đề xuất, phê duyệt sản phẩm cấp quốc gia

Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương là đơn vị tham mưu) chuẩn bị. Bao gồm:

– Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp trung ương;

– Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

– Hồ sơ sản phẩm.

– Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung của cấp trung ương (nếu có)

II. Sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP

Sản phẩm OCOP là những sản phẩm đặc trưng, truyền thống gắn với cộng đồng địa phương thuộc 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, Đồ uống, Thảo dược, Vải và may mặc, Lưu niệm- Nội thất- Trang trí, Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

STT Phân loại sản phẩm Bộ chủ trì quản lý
I NGÀNH THỰC PHẨM
1 Nhóm: Thực phẩm tươi sống
1.1 Phân nhóm: Rau, củ, quả, hạt tươi Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.2 Phân nhóm: Thịt, trứng, sữa tươi Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 Nhóm: Thực phẩm thô, sơ chế
2.1 Phân nhóm: Gạo, ngũ cốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.2 Phân nhóm: Mật ong, các sản phẩm từ mật ong, mật khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3 Nhóm: Thực phẩm chế biến
3.1 Phân nhóm: Đồ ăn nhanh Công Thương
3.2 Phân nhóm: Chế biến từ gạo, ngũ cốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.3 Phân nhóm: Chế biến từ rau, củ, quả, hạt Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.4 Phân nhóm: Chế biến từ thịt, trứng, sữa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương
3.5 Phân nhóm: Chế biến từ thủy, hải sản Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4 Nhóm: Gia vị
4.1 Phân nhóm: Tương, nước mắm, gia vị dạng lỏng khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4.2 Phân nhóm : Gia vị khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5 Nhóm: Chè Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5.1 Phân nhóm: Chè tươi, chế biến Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5.2 Phân nhóm: Các sản phẩm khác từ chè, trà Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6 Nhóm: Cà phê, Ca cao Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
II NGÀNH ĐỒ UỐNG
1 Nhóm: Đồ uống có cồn
1.1 Phân nhóm: Rượu trắng Công Thương
1.2 Phân nhóm: Đồ uống có cồn khác Công Thương
2 Nhóm: Đồ uống không cồn
2.1 Phân nhóm: Nước khoáng thiên nhiên, nước uống tinh khiết Y tế
2.2 Phân nhóm: Đồ uống không cồn Công Thương
III NGÀNH THẢO DƯỢC
1 Nhóm: Thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền Y tế
2 Nhóm: Mỹ phẩm Y tế
3 Nhóm: Trang thiết bị, dụng cụ y tế Y tế
4 Nhóm: Thảo dược khác Y tế
IV NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ, TRANG TRÍ
1 Nhóm: Thủ công mỹ nghệ, trang trí Khoa học và Công nghệ
2 Nhóm: Thủ công mỹ nghệ gia dụng Khoa học và Công nghệ
V NGÀNH VẢI, MAY MẶC Công Thương
VI NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ BÁN HÀNG
1 Nhóm: Dịch vụ du lịch – truyền thống – lễ hội Vãn hóa, Thể thao và Du lịch

Tùy theo điều kiện, tiềm năng và lợi thế, các địa phương lựa chọn sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng của địa phương để ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP, vừa phát triển kinh tế, vừa thúc đẩy sức sáng tạo, niềm tự hào của cộng đồng.

III. Cách xác định tiềm năng sản phẩm OCOP

Đánh giá, xác định tiềm năng sản phẩm OCOP là công việc quan trọng cần triển khai đối với chủ thể, sau khi được giới thiệu, hiểu rõ về Chương trình OCOP. Xác định tiềm năng là việc đánh giá tính khả thi của sản phẩm (điều kiện thực tế, khả năng có thể phát triển của sản phẩm) so với yêu cầu của Chương trình. Do đó, chủ thể cần dựa vào các cơ sở sau để đánh giá tiềm năng sản phẩm:

Quan điểm, định hướng về sản phẩm OCOP, đặc biệt là các yêu cầu tối thiểu phải đạt đối với sản phẩm OCOP (theo Quyết định số 781/QĐ-TTg);

Hiện trạng của sản phẩm và khả năng phát triển dựa trên năng lực của chủ thể, đặc biệt là các yếu tố: nguồn nguyên liệu, lao động, công nghệ, chất lượng, giá trị truyền thống, tính độc đáo….

Nhu cầu của thị trường và khả năng tiếp cận vào thị trường đối với sản phẩm OCOP, đặc biệt là thị trường đích.

Khi xác định thị trường và khả năng tiếp cận vào thị trường đối với sản phẩm OCOP, đặc biệt là thị trường đích hướng đến thì cần quan tâm đến:

1. Tính đặc sắc, độc đáo của sản phẩm

Cần xác định về các yếu tố để có thể hình thành nên sự độc đáo, đặc sắc của sản phẩm dự kiến tham gia OCOP. Trong đó cần làm rõ các yếu tố:

– Chất lượng: yếu tố về chất lượng thể hiện những giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể mang lại, đặc biệt quan tâm đến chất lượng các sản phẩm đặc sản, truyền thống mang tính địa phương, được hình thành với sự tham gia của cộng đồng. Đối với sản phẩm đã hình thành thì yếu tố này dễ dàng đánh giá, nhưng đối với sản phẩm mới thì cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm có chất lượng, được chế biến từ nguyên liệu địa phương (mà nguyên liệu đó là đã là sản phẩm đặc trưng).

– Văn hóa, truyền thống: thể hiện ở những giá trị do cộng đồng tạo dựng, đặc biệt là từ lợi thế về: đất đai, điều kiện thời tiết, kỹ năng – kỹ xảo của người dân. Các câu hỏi cần tham khảo như: Sản phẩm có mang bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng không? Bản sắc văn hóa, truyền thống có được được thể hiện trong sản phẩm không? Liệu có hấp dẫn với người mua không?

– Sự độc đáo của sản phẩm: yếu tố này đặc biệt cần quan tâm đối với các sản phẩm xuất phát từ ý tưởng mới. Sản phẩm của mình có khác với các sản phẩm cùng loại khác không? Các khác biệt vượt trội so với sản phẩm cùng loại ở nơi khác là gì? Các “khác biệt” đó có dễ dàng bị bắt chước không?

2. Nguyên liệu

Nguyên liệu cần xác định trên hai yếu tố: 1) Nguyên liệu mang những yếu tố đặc trưng, là sản phẩm có lợi thế của địa phương; 2) khả năng để đáp ứng yêu cầu sử dụng nguyên liệu địa phương theo Quyết định 781/QĐ-TTg. Trên cơ sở những yếu tố trên, cần xem xét theo: Chủ thể sản xuất có chủ động được nguồn nguyên liệu không? Nguyên liệu có sẵn trong cộng đồng hay phải mua ở nơi khác? Có đảm bảo được chất lượng và số lượng nguyên liệu không? Nguồn gốc của nguyên liệu có rõ ràng không? Nguyên liệu có sự khác biệt gì so với nguyên liệu cùng loại ở nơi khác?

3. Công nghệ sản xuất

Công nghệ áp dụng vào sản xuất là yếu tố cần được quan tâm đánh giá, công nghệ có 2 nhóm: 1) quy trình kỹ thuật áp dụng (hữu cơ, gap…); 2) công nghệ về máy móc, thiết bị… Đặc biệt cần lưu ý là các kỹ thuật, công nghệ truyền thống cần được lưu giữ và bảo tồn. Vì vậy, chủ thể cần quan tâm đến các câu hỏi: Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại hay truyền thống? Công nghệ có thân thiện với môi trường không?

Xu hướng sản xuất hiện nay cần phải áp dụng các công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, với một số sản phẩm (sản phẩm thêu tay, đồ handmade…) thì công nghệ truyền thống kết hợp với văn hóa bản địa cần được quan tâm để duy trì trong hoạt động sản xuất.

4. Thị trường

Đánh giá tiềm năng về thị trường, đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng gắn với đặc tính của sản phẩm (sản phẩm tiêu dùng thường xuyên hay sản phẩm không thường xuyên, mang tính thời điểm (lễ tết, quà biếu…). Cùng với đó là đánh giá về tính cạnh tranh của sản phẩm: Sản phẩm cùng loại có nhiều trên thị trường không (sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế)? Loại sản phẩm đó có được dùng thường xuyên không? Có so sánh được giá bán của sản phẩm tương tự trên thị trường không? …

Mục đích cuối cùng là đánh giá được: thị trường của sản phẩm, đối tượng khách sử dụng sản phẩm… để có định hướng hoàn thiện sản phẩm, tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại.

5. Tiềm năng sáng tạo

Cần xác định rõ và định hướng cụ thể về tiềm năng sáng tạo đối với sản phẩm, dựa trên nhiều yếu tố, cụ thể:

– Phát triển sản phẩm dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương, khai thác lợi thế về chất lượng của nguyên liệu;

– Nâng cao chất lượng sử dụng trên các yếu tố về: công nghệ, an toàn thực phẩm, quy trình kỹ thuật;…

– Tiếp cận khách hàng: dựa trên yếu tố về giá trị sản phẩm: quà tặng, quà biếu, đẳng cấp…

– Tổ chức thị trường: gắn với các khía cạnh như: du lịch, kênh hàng (cao cấp, đại trà…);…

6. Một số yếu tố khác

Một số nội dung khác cần quan tâm đến đó là: 1) Khả năng tổ chức sản xuất gắn với cộng đồng (lao động tại địa phương, tổ chức sản xuất ở cộng đồng…; nhu cầu hỗ trợ về đào tạo nghề, đào tạo lao động…); 2) Tổ chức sản xuất như thế nào (HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp…; liên kết sản xuất…), đặc biệt là quan tâm và khuyến khích các HTX; 3) Những khó khăn, nhu cầu cần sự hỗ trợ của nhà nước trong phát triển sản phẩm…