Tìm kiếm
Tìm kiếm

Một số gợi ý cụ thể trong đánh giá tiềm năng sản phẩm OCOP

Facebook
Email
Print

Để tham gia Chương trình OCOP cần thiết phải xác định được tiềm năng sản phẩm OCOP. Nội dung xác định tiềm năng bao gồm:
a) Nguyên liệu
Có chủ động được nguồn nguyên liệu không?
Nguyên liệu có sẵn trong cộng đồng hay phải mua ở nơi khác? Có đảm bảo được chất lượng và số lượng nguyên liệu không? Nguồn gốc của nguyên liệu có rõ ràng không?
Nguyên liệu có sự khác biệt gì so với nguyên liệu cùng loại ở nơi khác?…
Lưu ý rằng với những sản phẩm mà dùng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc nguyên liệu không rõ nguồn gốc thì sản phẩm sẽ bị loại khi tham gia chương OCOP. Chương trình OCOP ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ ở tại cộng đồng địa phương.
b) Công nghệ sản xuất
Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại hay truyền thống? Công nghệ có thân thiện với môi trường không?
Xu hướng sản xuất hiện nay cần phải áp dụng các công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên với một số sản phẩm (sản phẩm thêu tay, đồ handmade…) thì công nghệ truyền thống kết hợp với văn hóa bản địa lại mang lại lợi thế nhất định.
c) Giá trị văn hóa, truyền thống
Sản phẩm có mang bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng không?
Bản sắc văn hóa, truyền thống có được được thể hiện trong sản phẩm không?
Liệu có hấp dẫn với người mua không?
d) Giá trị sử dụng
Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu người dùng không? Những công dụng đem lại cho người mua là gì?
e) Lao động
Có cần lao động có tay nghề/chuyên môn cao không? Lao động có sẵn tại cộng đồng không?
Có cần đào tạo thêm không?
f) Tính độc đáo
Sản phẩm của mình có khác với các sản phẩm cùng loại khác không? Các khác biệt vượt trội so với sản phẩm cùng loại ở nơi khác là gì?
Các “khác biệt” đó có dễ dàng bị bắt chước không?
g) Mức độ hoàn thiện của sản phẩm
Đã là sản phẩm cuối cùng chưa?
Có thể chế biến sâu hơn được không? Có bao bì nhãn mác hoàn chỉnh chưa?
h) Thị trường
Có nhiều sản phẩm cùng loại có nhiều trên thị trường không (sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế)?
Loại sản phẩm đó có được dùng thường xuyên không?
Có so sánh được giá bán của sản phẩm tương tự trên thị trường không?…
Các câu hỏi trên là những gợi ý giúp chủ thể xác định được tiềm năng về sản phẩm của mình. Việc trả lời các câu hỏi trên được thực hiện từ các chủ thể và cán bộ OCOP hoặc Tư vấn.