Tìm kiếm
Tìm kiếm

Hướng dẫn chủ thể xây dựng phương án/dự án sản xuất kinh doanh

Facebook
Email
Print

1. Giới thiệu về đơn vị
1.1. Giới thiệu tổng thể
– Tên chủ thể (Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ);
– Địa chỉ trụ sở chính (đối với doanh nghiệp, HTX). Địa chỉ (đối với tổ hợp tác, hộ);
– Vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp, HTX);
– Số lượng thành viên tham gia;
– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.
1.2. Tổ chức nhân sự
– Sơ đồ tổ chức bộ máy (đối với doanh nghiệp, HTX): Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể;
– Chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong sơ đồ tổ chức: Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ sản xuất kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong sản xuất kinh doanh. Nêu sự khác biệt trong quản lý của chủ thể.
1.3. Giới thiệu về phương án sản xuất kinh doanh
– Mục tiêu: Nêu ra những mục tiêu tài chính và phi tài chính mà dự án nhắm đến (doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sản xuất…);
– Nhiệm vụ: Những hình ảnh mà chủ thể (Doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ) muốn tạo ra đối với khách hàng, những giá trị mà dịch vụ/sản phẩm của chủ thể sẽ mang lại cho khách hàng, những cam kết mà chủ thể sẽ thực hiện…;
– Yếu tố thành công: Những khác biệt mà chủ thể sẽ đem lại so với các đối thủ cạnh tranh, những yếu tố nhằm đảm bảo mục tiêu đưa ra sẽ đạt được.
1.4. Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ
– Mô tả vắn tắt lịch sử của phương án sản xuất kinh doanh – sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính;
– Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/cung cấp;
– Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ: Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có;
– Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.
2. Tổng quan về tình hình thị trường và khả năng tham gia của các chủ thể OCOP
2.1. Đánh giá chung về tình hình thị trường (Tổng quan nhu cầu và xu thế của thị trường về sản phẩm/nhóm sản phẩm)
– Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm khách hàng mục tiêu thuộc khu vực đó;
– Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, quan tâm đến các đặc điểm của họ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.
2.2. Đánh giá khả năng tham gia thị trường (Đánh giá sơ bộ khả năng tiêu thụ sản phẩm, thế mạnh khi tham gia)
– Các kiểu phân phối hiện đang thực hiện: Đánh giá, phân tích để làm rõ ưu điểm và hạn chế của từng kiểu phân phối;
– Nêu lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ (sản phẩm/dịch vụ nên trực tiếp bán cho các khách hàng hay thông qua trung gian).
2.3. Căn cứ pháp lý thành lập và hoạt động:
– Các giấy phép, chứng nhận… hiện hành (về thành lập, điều kiện sản xuất, kinh doanh,…);
– Nếu chưa đảm bảo, cần xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của chủ thể khi đăng ký sản xuất kinh doanh (dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý sản xuất kinh doanh và khía cạnh chuyên môn);
3. Phương án sản xuất, kinh doanh (3 năm)
3.1. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức
Phân tích SWOT (điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức của chủ thể khi thực hiện phương án sản xuất kinh doanh):
– Điểm mạnh (yếu tố bên trong);
– Điểm yếu (yếu tố bên trong);
– Cơ hội (yếu tố bên ngoài);
– Thách thức (yếu tố bên ngoài).
3.2. Phân tích cạnh tranh (Các đối thủ cạnh tranh với các nội dung: sản phẩm, thị trường, mức độ,…)
– Các đối thủ cạnh tranh chính: Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn;
– Các kiểu cạnh tranh bán và mua hàng;
– So sánh sự cạnh tranh: Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì?
3.3. Mục tiêu và chiến lược phát triển
Cần nêu rõ mục tiêu: trung hạn, dài hạn về tổ chức quản lý và về sản phẩm và cụ thể các chiến lược.
a) Chiến lược Marketing
Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của chủ thể OCOP, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một chủ thể mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các đơn vị hiện có. Chiến lược Marketing bao gồm:
– Chiến lược sản phẩm và phân đoạn thị trường;
– Chiến lược giá cả: Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công trong sản xuất kinh doanh;
– Chiến lược phân phối: Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu, lợi nhuận;
– Chiến lược xúc tiến: Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của chúng ta và không mua của các đối thủ cạnh tranh nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Chiến lược xúc tiến nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong phương án sản xuất kinh doanh;
– Chương trình marketing.
b) Chiến lược bán hàng
– Dự báo bán hàng: Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của phương án sản xuất kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.
c) Dịch vụ và hỗ trợ
Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.
3.4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh
(1) Hoạt động sản xuất
a) Nguyên liệu (Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, khác…)
– Tiêu chuẩn áp dụng
– Phương thức: Khu trung tâm……………, hợp đồng liên kết (đơn vị m2, tấn )
– Quy mô

TT Tên nguyên liệu Quy mô Thời gian thực hiện

b) Thu hái tự nhiên (nếu có)
– Tiêu chuẩn áp dụng: ……………………………………………………………….
– Phương thức: Khu trung tâm…… hợp đồng liên kết ……… (đơn vị m2, tấn )
– Quy mô:

TT Tên sản phẩm Quy mô Thời gian thực hiện

c) Sơ chế (nếu có)
– Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng:………………………………………………..
– Quy mô:

TT Tên sản phẩm Quy mô Thời gian thực hiện

d) Chế biến
– Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng:………………………………………………..
– Quy mô:

TT Tên sản phẩm Quy mô Thời gian thực hiện

Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất kinh doanh liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn nguyên liệu và tìm kiếm các giải pháp.
(2) Phân phối/bán hàng
a) Bán hàng tại chỗ
– Gian hàng giới thiệu sản phẩm tại doanh nghiệp/HTX/tổ hợp tác/hộ: diện tích …m2;
– Sản phẩm giới thiệu và bán;
– Nhân lực thực hiện.
b) Liên kết các đại lý phân phối (ghi rõ tên tỉnh và số lượng đã có hoặc dự kiến)
– Các đại lý trong tỉnh;
– Các đại lý ngoài tỉnh.
c) Các hình thức bán hàng qua mạng Internet
– Nêu cụ thể các hình thức bán hàng online;
– Thực trạng xây dựng và quản lý Website;
– Nhân lực.
d) Chính sách giá (giá bán tính trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ)
3.5. Kế hoạch Marketing – Xúc tiến thương mại
(1) Kế hoạch xúc tiến thương mại
– Kế hoạch tiếp thị được thực hiện tại các thị trường:
– Kế hoạch triển khai:

TT Nội dung Địa điểm Người thực hiện Thời gian
1 Hội thảo
2 Hội chợ, triển lãm
3 Tờ rơi
4 Khuyến mại
5 Đăng báo
6 Truyền thanh
7 Truyền hình

– Ngoài ra, cần chỉ rõ các ấn phẩm quảng cáo chào hàng (nếu có).
(2) Kế hoạch Marketing
– Tiếp tục nghiên cứu thị trường: Được thực hiện lồng ghép với hoạt động kinh doanh, phân phối nhằm xác định nhu cầu thị trường;
– Phân khúc thị trường: Xác định phân khúc khách hàng doanh nghiệp/HTX có thể tiếp cận hoặc có thế mạnh;
– Định vị thị trường: Xác định thị trường chủ lực, chiến lược thị trường;
– Kế hoạch thực hiện;
– Kiểm soát quá trình thực hiện.
3.6. Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác
(1) Cơ sở hạ tầng
– Nêu cụ thể các điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có

 

TT

 

Tên công trình

 

Đơn vị tính

 

Khối lượng (m2)

 

Đơn giá

Tổng mức xây dựng

1 Văn phòng làm việc
Ban giám đốc
Phòng kế toán, hành chính
2 Nhà xưởng
2.1 Xưởng sơ chế
2.2 Làm khô
Phòng sấy
Sân phơi
2.3 Xưởng chế biến
2.4 Khác
Hệ thống điện, nước, …

– Trình bày rõ những điều kiện về cơ sở hạ tầng cần có để đủ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Nêu cụ thể về những điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu gây khó khăn cho thực hiện phương án sản xuất kinh doanh;
– Những giải pháp khắc phục, những điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế để đảm bảo thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.
(2) Máy móc, trang thiết bị
Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất kinh doanh và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao.

TT

Tên máy móc, thiết bị Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

Thành tiền

1
2

– Trình bày rõ những điều kiện về máy móc, thiết bị cần có để đủ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Nêu cụ thể về những điều kiện máy móc, thiết bị còn thiếu gây khó khăn cho thực hiện phương án sản xuất kinh doanh;
– Những giải pháp khắc phục máy móc, thiết bị còn thiếu để đảm bảo thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.
3.7. Nhân lực

TT

Chức danh Mô tả công việc

Số lượng

A Gián tiếp
1 Ban giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
2 Bộ phận văn phòng
Kế toán trưởng
Hành chính – nhân sự
B Trực tiếp
3 Bộ phận kinh doanh
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên dịch vụ
4 Sản xuất
Phụ trách vùng trồng
Giám sát vùng
Thủ kho
Công nhân
Tổng cộng

– Trình bày rõ những điều kiện về nhân lực cần có để đủ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Nêu cụ thể về những điều kiện nhân lực còn thiếu gây khó khăn cho thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.
– Những giải pháp khắc phục, những điều chỉnh về nhân lực cho phù hợp điều kiện thực tế để đảm bảo thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Xác định kế hoạch nhân sự để đảm bảo thực hiện phương án sản xuất kinh doanh (thuê nhân, đào tạo nhân sự) – Chú ý chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác.
(3) Các điều kiện khác
a) Đất đai
– Mặt bằng khu trung tâm (nhà xưởng, kho bãi);
– Khu đồng ruộng;
– Khu thu hái tự nhiên.
b) Khoa học công nghệ
– Hợp tác với đối tác chuyển giao quy trình công nghệ (đã hợp tác hoặc dự kiến) như thế nào?
– Hợp tác với đối tác tư vấn phát triển doanh nghiệp/HTX/tổ hợp tác (đã hợp tác hoặc dự kiến) như thế nào?
c) Liên kết (đối tác cung cấp nguyên liệu hoặc hợp tác sản xuất, kinh doanh)
4. Phương án tài chính
4.1. Phương án huy động và sử dụng vốn
(1) Tổng nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp/HTX/tổ hợp tác/hộ: ……đồng

TT Nội dung Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
A Tài sản cố định
1 Xây dựng hạ tầng
2 Máy móc, trang thiết bị
3 Khác
Thủ tục pháp lý: Đủ điều kiện sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm
Quy trình công nghệ
B Vốn lưu động cho 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh

(2) Phương án huy động
a) Góp vốn từ các thành viên doanh nghiệp/HTX/tổ hợp tác/hộ Tổng góp vốn từ các thành viên đồng

TT

Họ và tên Địa chỉ

Số tiền (triệu đồng)

1
2
….
….

b) Vay vốn
Tổng vay vốn: đồng

TT Đối tượng vay Phương thức vay Số tiền (triệu đồng)
v  Ngân hàng
v  Vay cá nhân
v  Vay khác

c) Nguồn ngân sách nhà nước

TT Họ và tên Phương thức Số tiền (tr.đồng)
1 v  Dự án ứng dụng khoa học công nghệ
2 v  Khuyến công, khuyến nông…
3 v  Dự án hỗ trợ trong nông nghiệp khác

Để xác định vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần phải bám sát vào kế hoạch hàng năm. Trên có sở đó, làm rõ số vốn cần có là bao nhiêu? Số vốn hiện có là bao nhiêu? Số vốn còn thiếu? Cách huy động vốn để đảm bảo thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.
4.2. Phương án doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu
(1) Tổng doanh thu
Tổng doanh thu trong 3 năm đầu đồng, tổng hợp chi tiết
qua bảng sau:

TT Sản phẩm, dịch vụ Đơn vị Số lượng Giá (đồng/đvt) Thành tiền (đồng)
1
2
3

(2) Tổng chi phí
Tổng chi phí trong 3 năm đầu: đồng, tổng hợp chi tiết qua bảng sau:

 

T T

 

Nội dung

 

Đơn vị

Số
lượng
Giá
(đồng/đvt)

Thành tiền (đồng)

A Tài sản cố định
B Chi phí sản xuất kinh doanh (3 năm)
1 Chi phí sản xuất
Nguyên liệu
Phụ liệu
Bao bì nhãn
Năng lượng
Nhân công
Quản lý
2 Chi phí bán hàng
Vận chuyển
Chiết khấu
Bao bì phụ
Nhân công
Quản lý

(3) Lợi nhuận

TT

Nội dung

Thành tiền (đồng)

1 Tổng doanh thu
2 Tổng chi phí
3 Lợi nhuận trước thuế
4 Lợi nhuận sau thuế

4.3. Phương án tài chính khác
(1) Các quỹ tín dụng
– Hội nông dân, phụ nữ, liên minh HTX,… ghi rõ tên tổ chức và số tiền dự kiến.
– Vay vốn từ các quỹ đầu tư (ví dụ: quỹ đầu tư phát triển tỉnh,…., ghi rõ tên tổ chức và số tiền dự kiến)
(2) Thuê tài chính
– Thuê trụ sở, nhà xưởng, kho bãi, quầy giới thiệu bán sản phẩm,…
– Liên kết sản xuất,…