Tìm kiếm
Tìm kiếm
An Giang phát triển, nâng cao các sản phẩm OCOP
(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Trong những năm qua, đã tổ chức thành công 03 đợt đánh giá phân hạng sản phẩm cấp tỉnh với 49 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng. Kết quả có 42 sản phẩm đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá đạt từ 3 sao trở lên;

Trong đó, có 26 sản phẩm đạt 3 sao, 11 sản phẩm đạt 4 sao đến từ 28 chủ thể kinh tế (12 hộ sản xuất kinh doanh, 13 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã), và 5 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đang đề xuất Trung ương đánh giá và xem xét công nhận sản phẩm cho 02 doanh nghiệp; đã đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của tỉnh thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu; kết quả đã kết nối được nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh vào hệ thống siêu thị.

An Giang có 37/42 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên

Responsive image

Sản phẩm Ocop An Giang. Ảnh: Hạnh Châu

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế, do đó năm 2021, Tỉnh tiếp tục thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ còn lại của Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, cụ thể tiếp tục hỗ trợ, phát triển các sản phẩm OCOP năm 2020 của tỉnh theo hướng: Nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng, cải tiến bao bì, nhãn mác; thực hiện truy xuất nguồn gốc, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…; thực hiện quản lý, bán hàng trên các trang thông tin điện tử; kết nối tiêu thụ với các điểm bán lẻ, siêu thị,…Từ đó, giúp nâng hạng sao các sản phẩm này trong năm 2021 (dự kiến khoảng 5-8 sản phẩm); Tập trung chuẩn hóa các sản phẩm đạt OCOP 04 sao cấp tỉnh năm 2020, để tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm này tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2021.

Phấn đấu có 20 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên và có 02 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng cấp quốc gia. Mỗi huyện, thị xã, thành phố (đặc biệt là các địa phương có xã điểm nằm trong lộ trình thực hiện xã nông thôn mới nâng cao) có ít nhất 02 chủ thể tham gia Đề án OCOP trong năm 2021, mỗi chủ thể có ít nhất 01 sản phẩm tiềm năng tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh; có ít nhất 80% sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án OCOP_AG, cần thường xuyên thông tin, tuyên truyền Chương trình OCOP với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh; trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn,…và đưa Chương trình OCOP vào các kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương; Kiện toàn hệ thống chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở; Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP; Triển khai thực hiện Đề án OCOP nghiêm túc, hiệu quả (có sự tham gia của chính quyền cấp xã) trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP; Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; Đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, thực hiện quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, tập trung thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 – 5 sao. Chú trọng phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; Phát triển sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiếp cận theo thị trường. Trong đó, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết chặt chẽ trong các chuỗi sản phẩm OCOP, nhằm tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm OCOP, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; Tăng cường công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chí môi trường gắn với kiểm tra, thanh tra..

Tin HY
Nguồn 
KH số 152/KH-UBND ngày 24/3/2021