Ông Đỗ Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết “ trong năm 2021 huyện ập trung hỗ trợ, nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực. Phấn đấu có ít nhất 11 chủ thể và 22 sản phẩm tham gia. Mỗi xã, thị trấn khuyến khích phát triển sản phẩm đặc trưng, có lợi thế nhất tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo cán bộ tham gia Chương trình OCOP. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất,… có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh. Hình thành 1 điểm bán sản phẩm OCOP tại thị trấn Tri Tôn hoặc các khu du lịch, trung tâm thương mại. – Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại như: Tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo để tập trung giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức”.
Trong này tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm, thứ nhất là huyện sẽ xây dựng hệ thống quản lý, điều hành và đánh giá sản phẩm. Đồng thời, điều chỉnh, bổ sung nội dung triển khai thực hiện Chương trình OCOP vào chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của huyện; Bố trí cán bộ chuyên trách cấp huyện, cấp xã; Xây dựng kế hoạch đánh giá, phân hạng sản phẩm; Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Thứ hai là tăng cường thông tin, truyền thông sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, để các tầng lớp xã hội và Hộ sản xuất kinh doanh thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi thực hiện Chương trình OCOP. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề; hội thảo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; Xây dựng chuyên mục, chuyên đề về Chương trình OCOP của huyện; Đưa Chương trình OCOP vào chương trình hành động của UBND các xã, thị trấn để chỉ đạo triển khai thực hiện.
Thứ ba là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm OCOP: Các sản phẩm đạt chứng nhận cấp huyện, cấp tỉnh tham gia các Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP. Ngoài ra UBND huyện Hỗ trợ phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá và mua, bán sản phẩm OCOP. Xây dựng, phát triển hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu vực đông dân cư, khu vực phát triển du lịch, phân phối sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại.
Thứ tư là hỗ trợ triển khai Đề án OCOP_AG đến toàn thể cán bộ, công chức cấp huyện và các doanh nghiệp, HTX, THT, chủ hộ sản xuất. Tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp huyện. Tổ chức công bố, trao Giấy Chứng nhận sản phẩm và hội thảo kết nối đầu ra.
Thứ năm là triển khai các hoạt động nâng cấp và phát triển các sản phẩm đề xuất tham gia Đề án OCOP_AG. Chú trong xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển, hoàn thiện, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP_AG, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Các đề tài, dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế ưu tiên các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đăng ký chất lượng sản phẩm; Đăng ký sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bà Vanh Si Tha, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tri Tôn cho biết “trong năm 2021 phòng tập trung hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP của 11 công ty, doanh nghiệp, HTX và các hộ kinh doanh cá thể với các sản phầm như Công ty TNHH Yến Hương Vina ở thị trấn Tri Tôn với dòng sản phẩm Tinh dầu chúc, Xà phòng Kotsot hương chúc, Tinh dầu chúc Berga-Car, Nước rửa chén Kotsot hương chúc. HTX Tân Tiến ở xã Tân Tuyến với Sản phẩm đan lát từ cây lục bình, Nước mắm cá linh. HTX Tân Thạnh xã Tà Đảnh với Trà mãng cầu, Sữa hạt sen. Tổ họp tác thủ công mỹ nghệ xã Lương Phi với Sản phẩm từ cây tầm vong. Công ty Trịnh Văn Phú với Gạo ST 24, Gạo ST 25. Hộ gia đình Cô Tư Ngàn ở Thị trấn Ba Chúc với Bánh Phồng mì. HTX nông nghiệp Vĩnh Lợi xã Vĩnh Phước với sản phẩm Gạo lúa mùa nổi, Trà gạo lứt lúa mùa nổi,Trà đậu đen xanh lòng, Kẹo gạo lứt lúa mùa nổi, Kẹo đậu phộng, Kẹo mè. Cơ sở sản xuất Dũng khô ở Xã Vĩnh Phước với Khô cá sặc rằn. Lò rượu Cẩm Hồng, Lò rượu Hai Thòn ở xã Vĩnh Gia với sản phẩm rượu gạo, Các hộ kinh doanh Hồ Ô Thum với sản phẩm Gà đốt”.
Thông qua thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm góp phần phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh An Giang. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của vùng nông thôn. Phát huy nội lực các thành phần kinh tế, khai thác thế mạnh các sản phẩm truyền thống và phát triển các sản phẩm gắn với dịch vụ du lịch để nâng cao giá trị sản phẩm. qua đó từng bước tiếp cận và ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt thực hiện các ứng dụng công nghệ của Nông nghiệp 4.0 vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ sản phẩm OCOP. /.
Châu Phong