Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu còn nhiều rủi ro, đứt gãy, việc tiếp tục khơi thông thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hỗ trợ xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối trong và ngoài tỉnh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa An Giang, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Để cuộc vận động đi vào thực tiễn, ngày 28-9-2021, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu nhằm khơi dậy niềm tự hào hàng Việt và hàng do doanh nghiệp An Giang sản xuất, giúp nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp An Giang, chất lượng, mẫu mã, giá thành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại An Giang; xây dựng văn hóa tiêu dùng của người An Giang dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tư lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng Việt tại An Giang thuôc các thành phần kinh tế; đồng thời, đưa ra những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là chính sách hỗ trợ và khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động, đồng thời phát huy vai trò của nhà nước và các tổ chức có liên quan trong quản lý thị trường nhằm bảo vệ người tiêu dùng, nên sản xuất và phát triển lành mạnh môi trường kinh doanh hàng Việt tại An Giang.
Phấn đấu giữ thị phần hàng Việt tại An Giang với tỷ lệ trên 90% tại các kênh phân phối hiện đại
Mục tiêu đến năm 20215 An Giang phấn đấu giữ thị phần hàng Việt tại An Giang với tỷ lệ trên 90% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử…) và trên 85% các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa, bách hóa…). Phấn đấu doanh thu bán lẻ của tỉnh (khu vực kinh tế trong nước) chiếm tỷ lệ từ 85-90% tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh. Phấn đấu trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiêp tại An Giang biết đến Chương trình nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”. Có trên 90% doanh nghiệp biết đến phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. Xây dựng và nhân rộng 4-6 Điểm bán hàng Việt tại An Giang với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”. Thay đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ; xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa An Giang như: các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP… Nâng cao chất lượng và quảng bá rộng rãi hàng Việt chất lượng cao. Lập danh sách hàng Việt chất lượng cao có mặt trên địa bàn tỉnh và 100% hàng hóa trong danh sách đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Cùng với phát triển hệ thống phân phối bền vững, có những chính sách phù hợp, nhằm khuyến khích đầu tư phát triển thương mại, nhất là chính sách hỗ trợ và khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại tại khu vực nông thôn và miền núi. Xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất-phân phối-tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi đưa hàng hóa thiết yếu, hàng hóa do doanh nghiệp An Giang sản xuất có thế mạnh đến tay người tiêu dùng nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống nhân dân.
Giám đốc Sở Công thương An Giang Nguyễn Minh Hùng cho biết: để thực hiện đạt hiệu quả, tỉnh sẽ đẩy mạnh phối hợp thông tin, tuyên truyên, vận đông để người tiêu dùng biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt tại An Giang; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, chế tài, xử phạt khi sản xuất hàng giả, buôn lậu; tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích định hướng tiêu dùng và vận đông nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt; thiết lập đường dây nóng để người dân phản ánh về chất lượng hàng hoá sản phẩm.
Giải pháp then chốt theo UBND tỉnh đó là phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam, hàng đặc sản địa phương. Nghiên cứu xây dựng chính sách và áp dụng các chính sách thích hợp để tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng hàng hóa gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh Lê Trung Hiếu, sẽ tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu gắn kết giữa các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ); hỗ trợ xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP và đưa các sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối trong và ngoài tỉnh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa An Giang, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỉnh sẽ đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá điểm du lịch gắn với quảng bá các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh. Trong đó có các sản phẩm, hàng hóa của các cơ sở kinh tế tập thể, hợp tác xã tại thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường mà Viêt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do. Tập trung phát triển các Điểm bán hàng các san phẩm OCOP của tỉnh.
Sở Công thương triển khai chương trình bình ổn thị trường; vận động các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điên tử… thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nhất là hệ thống chợ, cửa hàng tạp hóa, bách hóa… nhằm mở rông kênh phân phối hàng Việt tai An Giang theo hướng bền vững. Phối hợp Bộ ngành Trung ương thành lập các tổ chức, đơn vị cung cấp dich vụ kết nối cung cầu để kết nối các doanh nghiêp sản xuất, tiêu thụ. Triển khai Cuộc vận động trên môi trường trực tuyến (website: www.tuhaohangvietnam.vn và một số website khác); lập danh sách hàng Việt chất lượng cao có mặt trên địa bàn tỉnh, danh sách sản phẩm OCOP lên website và công bố rộng rãi.
Điểm mấu chốt, tỉnh cần hỗ trợ doanh nghiệp An Giang trong các hoạt động xúc tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiêp, tháo gỡ khó khăn trong hoat động sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và Chương trình trình Xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh. Xây dựng, phát triển các sản phẩm, cung ứng hàng hóa, cải tiến mẫu mã, bao bì của các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của An Giang để hướng đến phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Đồng thời, đào tao, tư vấn cho doanh nghiệp, hợp tác xã về tác động của công nghê 4.0 và ứng dụng các công nghệ này vào hoạt động sản xuất kinh doanh./.
Hạnh Châu